4 tiêu chí của VietGAP:

Rau củ quả tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn để đánh giá thực phẩm sạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm thuộc 3 nhóm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Cùng Sunfood tìm hiểu những quy định cũng như các tiêu chí của tiêu chuẩn này thông qua bài viết sau.

4 tiêu chí của VietGAP:

Tiêu chuẩn VietGAP

Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định 4 tiêu chuẩn:

– Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất

– An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

– Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân

– Truy tìm nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Các nội dung trong tiêu chuẩn VietGAP cho trồng trọt:

Tiêu chuẩn VietGAP cho trồng trọt

– Điều kiện vùng sản xuất

– Quản lý đất trồng và vệ sinh đồng ruộng

– Quản lý sử dụng phân bón và chất phụ gia

– Quản lý sử dụng nguồn nước

– Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất

– Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

– Quản lý và xử lý chất thải

– Đào tạo và quản lý công tác đào tạo tuyên truyền

– Ghi nhật ký sản xuất, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc

– Kiểm tra nội bộ

 

Các nội dung trong tiêu chuẩn VietGAHP cho chăn nuôi:

Tiêu chuẩn VietGAP cho chăn nuôi

– Địa điểm, bố trí khu chăn nuôi

– Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi

– Giống và quản lý chăn nuôi

– Vệ sinh chăn nuôi

– Quản lý thức ăn và nước uống trong chăn nuôi

– Quản lý vận chuyển

– Quản lý dịch bệnh

– Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường

– Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại

– Quản lý nhân sự

– Ghi chép, lưu trữ hồ sơ truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

– Kiểm tra nội bộ

– Các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại 

Các nội dung trong tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản:

Tiêu chuẩn VietGAP cho nuôi trồng thủy sản

+ Yêu cầu chung:

– Yêu cầu địa điểm

– Yêu cầu về cơ sở hạ tầng và cảnh báo nguy cơ mất an toàn

– Theo dõi di chuyển thủy sản nuôi trồng và phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP

– Yêu cầu về nhân lực, tài liệu, hồ sơ.

+ Yêu cầu về an toàn thực phẩm:

– Chất lượng nước

– Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.

– Vệ sinh

– Thu hoạch và vận chuyển

+ Quản lý sức khỏe thủy sản:

– Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản

– Giống thủy sản

– Chế độ cho ăn

– Theo dõi và ngăn ngừa dịch bệnh

– Sử dụng kháng sinh

– Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch

+ Bảo vệ môi trường:

– Cam kết bảo vệ môi trường

– Sử dụng và thải nước

– Kiểm soát dịch hại

– Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

+ Các khía cạnh kinh tế xã hội:

– Sử dụng lao động

– An toàn lao động

– Hợp đồng lao động

Áp dụng VietGAP có lợi ích gì?

lợi ích của áp dụng VietGAP

Áp dụng VietGAP mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, cụ thể như sau:

1. Đối với cơ sở nuôi trồng:

– Giảm chi phí sản xuất do kiểm soát tốt vật tư đầu vào, giảm rủi ro về bệnh dịch, quản lý tốt chất thải để bảo vệ môi trường;

– Sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, xây dựng được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh, truy xuất được nguồn gốc, dễ tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước;

– Tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.

2. Đối với người lao động:

– Được đảm bảo quyền lợi hợp pháp theo quy định của Luật lao động, được đối xử bình đẳng và làm việc trong môi trường an toàn, bảo đảm vệ sinh;

– Được nâng cao kỹ năng lao động thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật về VietGAP và áp dụng/ thực hiện các bước thực hành VietGAP vào điều kiện nuôi thực tế tại cơ sở cũng như ghi chép hồ sơ.

3. Đối với người tiêu dùng và xã hội:

– Có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và yêu cầu người sản xuất chịu trách nhiệm về sản phẩm đã sản xuất;

– Có thêm sự lựa chọn về sản phẩm an toàn và chất lượng tốt, từ đó giảm chi phí chăm sóc sức khỏe/y tế cho xã hội;

– Góp phần bảo vệ môi trường, ổn định trật tự xã hội và phát triển bền vững.

4. Đối với cơ sở chế biến:

– Có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm nên sản phẩm đầu ra được thị trường chấp nhận dễ dàng hơn;

– Giảm chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu đầu vào;

– Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị nước nhập khẩu kiểm tra 100% lô hàng bị phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn VietGAP – có đảm bảo an toàn

Giờ đây, tiêu chuẩn VietGAP trở thành tiêu chuẩn phổ biến của các sản phẩm nông sản sạch đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Việt. Nhưng tất nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề mà Nhà nước không thể hoàn toàn kiểm soát, vì vậy cần sự tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. Cùng chung tay mang đến cho thị trường nông sản Việt những sản phẩm đảo bảo chất lượng nhất, góp phần bài trừ những tiêu cực và loại bỏ những sản phẩm đội lốt VietGAP vẫn còn lưu hành trên thị trường.

Là một người tiêu dùng thông minh bạn nên lựa chọn những cửa hàng thực phẩm sạch uy tín trên địa bàn sinh sống, cũng như có những sự lựa chọn thực phẩm theo mùa vụ nhằm giảm thiểu những nguy cơ gặp phải thực phẩm không an toàn.

Tham khảo thêm bài viết về thực phẩm hữu cơ tại đây.

—-

Cửa hàng thực phẩm sạch Sunfood – Cho mỗi ngày tươi sáng.

các chứng nhận an toàn


11 thói quen ăn uống này rất tốt cho cơ thể của bạn, bạn nên…

Mùa hè nắng nóng, oi bức và những thực phẩm giải nhiệt luôn được mọi…

Hầu hết những người gầy đều có thói quen suy nghĩ ăn bất kỳ thứ…

Không chỉ cung cấp vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể, trái cây…