HẠN CHẾ THẤT THOÁT VITAMIN KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Mỗi ngày chúng ta đều dùng rau, củ, quả trong bữa ăn của mình. Thế nhưng, cách dùng loại thực phẩm thiết yếu này như thế nào lại hoàn toàn tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người. Những món ăn từ rau như xào, luộc, nấu canh… đều rất dễ chế biến và thường không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đôi lúc chế biến không đúng cách nên bạn đã làm mất đi một lượng vitamin C đáng kể. Một số người vì quá kỹ tính, nên luôn lặt bỏ hết lá chỉ giữ lại mỗi cọng, có người thì nấu thật chín, người khác lại cho rằng nên ăn sống mới giữ lại được hết chất bổ dưỡng…



Kinh nghiệm dù là một quá trình lâu dài đúc kết nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Hy vọng những chia sẻ của Sunfood sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về cách dùng rau củ sao cho hiệu quả, giữ lại nhiều lợi ích nhất.

  • Vitamin C có trong rau xanh thường tập trung rất nhiều ở phần lá rau, vì vậy không nên lặt bỏ phần lá khi chế biến món rau. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ hết phần cọng của rau như rau dền, mồng tơi… Vì phần nào cũng có tác dụng và bổ sung một số thành phần dinh dưỡng nhất định cho cơ thể. Chỉ nên lặt bỏ lá sâu, lá hư, phần thân đã già bị xơ.



  • Rau để luộc bạn không nên ngắt nhỏ mà nên ngắt từng đoạn lớn hoặc để nguyên sẽ hạn chế việc mất vitamin C.
  • Khi luộc rau nên cho chút muối vào nước để bảo vệ vitamin C có trong rau. Không nên hâm nóng rau nhiều lần, nên dùng rau trong khoảng một giờ kể từ khi được chế biến xong.



  • Trong quá trình nấu canh, nên cho rau vào khi nước đã sôi, tránh cho rau lúc nước còn nguội sẽ làm phân tán vitamin C trong quá trình làm nóng. Chỉ nên dùng đũa bằng gỗ tre để đảo rau thay vì dùng đũa bằng kim loại sẽ phá hủy vitamin C trong thức ăn.
  • Nước trong nồi khi đun nấu phải ngập hết phần rau xanh, nếu rau tiếp xúc với không khí khi đang nấu sẽ làm phân hủy vitamin C.



  • Với rau muống, điều quan trọng nhất khi luộc là thời gian. Bạn không nên luộc rau quá lâu sẽ làm rau bị nhũn và mất màu xanh. Thời gian luộc rau lâu nhất là dưới 7 phút.



  • Sử dụng xoong có kích thước lớn, đổ nhiều nước sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình luộc rau và giúp rau xanh hơn. Khi vớt rau ra, nước luộc rau cũng nhanh nguội nên không bị đen đi.
  • Đối với món hấp phải luôn đậy kín, với món chiên, xào nên sử dụng nhiều dầu ăn để đảm bảo rau được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng để rau không tiếp xúc trực tiếp với oxy.

Lưu ý: Nên ăn phối hợp nhiều rau củ để có đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất trong cơ thể và tạo điều kiện cho việc hấp thu và tiêu hóa các thành phần thực phẩm khác.

So sánh các thành phần của các loại rau củ đậu, cà, bí xanh, bầu, cải xanh, bông cải, cà-rốt, củ cải trắng.

  • Carotene: Cà-rốt > cải xanh > cà chua
  • Vitamin C: Bông cải > cà chua > củ cải
  • Can-xi: Cải xanh > cà-rốt > củ cải trắng
  • Sắt: Cải xanh > bông cải > cà chua


Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt, có tên khoa học là Capsicum annum…

Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo,…

Rau xà lách là một món rau sống tốt cho sức khỏe được rất nhiều…

Không đậy nắp thức ăn thừa, để thực phẩm sống quá lâu trong tủ lạnh……